MÔ HÌNH BỌC THANH LONG BẰNG TÚI NHỰA SINH HỌC Ở LONG AN

Câu chuyện về cây thanh long ở Việt Nam

Lịch sử cây thanh long

Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được trồng rộng rãi từ thập niên 1980.

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Hiện tại cả nước có 32 tỉnh, thành trồng thanh long với diện tích hơn 25.000 ha, sản lượng trên 460.000 tấn/năm, tập trung nhiều nhất ở Long An, Bình Thuận và Tiền Giang, những khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của cây thanh long.

Cây thanh long ở Long An

Năm 2019 tổng diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Long An  khoảng 10.595ha, năng suất khoảng 31 tấn/ha, sản lượng 253.269 tấn. Diện tích trồng thanh long được tập trung tại huyện Châu Thành và các huyện lân cận (Tân Trụ, Thủ Thừa, TP.Tân An,…). Nông dân Việt Nam với sự cần cù sáng tạo đã đưa trái thanh long lên mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất Việt Nam hiện nay. Thanh long hiện đã xuất khẩu tươi qua nhiều nước. Riêng với thị trường Nhật, do sự kiểm dịch thực vật rất khắt khe trong vài năm gần đây, thanh long được xuất khẩu dưới dạng đông lạnh.

Mùa vụ và các bệnh dịch liên quan đến cây thanh long

Mùa vụ thanh long tự nhiên xảy ra từ tháng 4 tới tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà vườn đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật như thắp đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một số tác nhân làm giảm chất lượng trái thanh long

  • Kiến: Kiến cắn, đục khoét làm hư hom giống và các cành thanh long non, cắn mất tai lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái.
  • Bọ xít: Hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu.
  • Ruồi vàng hay ruồi trái cây (Dacus dorsalis): Là đối tượng nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Khi trưởng thành, ruồi vàng chích và đẻ trứng vào quả gây thoái hóa phần thịt quả và phần nhựa chảy ra ngoài vỏ làm quả thanh long bị hư, không xuất vườn được.
  • Bệnh thối đầu cành: Nguyên nhân chính là do nấm Alternaria sp. gây ra. Bệnh khiến ngọn cành thanh long chuyển màu vàng, rồi mềm, sau đó thối. Cây tăng trưởng chậm, số cành giảm hẳn. Bệnh hay xảy ra vào cuối mùa nắng. Bệnh xảy ra không những trên đất phèn (đất thấp) mà còn cả trên đất cao.
  • Bệnh đốm trắng: Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ, màu trắng, hơi lõm, về sau chuyển sang màu vàng cam và khi bệnh phát triển nặng, đốm bệnh trở thành vết loét có màu nâu, hơi gờ lên và gây ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng của cây, năng suất và giá trị thương phẩm của quả.

 

Bảo quản thanh long trước khi thu hoạch

Bảo quản thanh long trước khi thu hoạch khỏi côn trùng, sâu bệnh hại là một việc quan trọng, tuy vậy, hiện chưa có nhiều giải pháp hiệu quả. Một số nhà nông sử dụng túi giấy hoặc túi nilong để bọc trái thanh long trước thu hoạch để phòng trừ côn trùng và sâu bệnh phá hoại trái. Tuy nhiên hạn chế của túi giấy là che chắn ánh nắng tia UV nên trái thanh long bị hiện tượng vàng, cảm quan không tốt, trái không ngon và không chất lượng.

Đối với bọc trái bằng các loại túi nilon sẽ tạo nên “hiệu ứng nhà kính” cho trái, khiến trái không thể sinh trưởng phát triển bình thường, gây ra hiện tượng trái héo và rụng nhiều trong mùa khô do không thể trao đổi chất với môi trường bên ngoài.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Học Công Nghệ Sau Thu Hoạch, Học Viện Nông Nghiệp cho biết “những vùng có thời tiết nắng nóng như mấy ngày này ở miền Bắc và miền Trung, sử dụng màng bao gói cho quả bằng túi nilon như thường thấy ở các nhà vườn sẽ khiến oxy không xâm nhập được khiến quả không sinh trưởng tốt. Trời nắng nóng quá có thể gây nên hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ bên trong túi sẽ tăng cao khiến quả không thể sinh trưởng bình thường được, dễ dẫn đến héo, rụng”.

Bảo quản thanh long trước khi thu hoạch bao bì bảo quản từ màng sinh học của Galaxy Biotech

Một giải pháp hữu hiệu hơn bảo vệ thanh long khỏi sâu bệnh hại đó là bọc thanh long bằng màng sinh học được làm từ tinh bột sắn mỳ công nghiệp Việt Nam. Thanh long vừa đạt hiệu quả tốt, trái đẹp cảm quan tốt, hạn chế sử dụng thuốc. Ngoài ra, bề mặt màng sinh học có xử lý nano, cho phép ánh nắng và tia UV xuyên qua đảm bảo chất lượng trái. Khi thời tiết nắng nóng, màng giúp trái không bị hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Mô hình này đang được thực nghiệm ở một số huyện thuộc tỉnh Long An như Châu Thành và Tầm Vu và đạt kết quả khả quan. (Nguồn: Galaxybiotech.vn).